Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2018

Chu Mộng Long: NÓI VỚI CÁC "VĂN TÀI" CỦA HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM


Chu Mộng Long

NÓI VỚI CÁC "VĂN TÀI" CỦA HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM 

Trong cuộc tọa đàm hẹp về truyện ngắn Bắt đầu và kết thúc tại Hội Nhà văn Việt Nam, không ít nhà văn như Văn Chinh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Văn Thọ… đã "liên tài" hay chữa thẹn bằng cách ngợi ca Trần Quỳnh Nga là một “văn tài”.

Trần Quỳnh Nga có là “văn tài” thật hay không thì tôi đã có bài phê bình mà Hữu Thỉnh đã nhắc đến và đọc to lên trong cuộc tọa đàm. Phê bình về lối viết sến sáo mượn từ cải lương. Phê bình về sự cóp nhặt từ phim Tàu. Đặc biệt phê bình về tư tưởng nô dịch, bởi cách viết “phản lịch sử” của Trần Quỳnh Nga chỉ là ăn theo nói leo thứ đã có sẵn. Việc lật ngược chân lý: biến kẻ cướp nước thành kẻ “chinh phục”, “bảo hộ”, “khai hóa” cho giống man di, hóa kẻ bán nước cầu vinh thành “yêu nước”, "thương dân" bằng quan hệ hòa hiếu với kẻ cướp nước đã từng xuất hiện nhan nhản. Chủ nghĩa bá quyền và chủ nghĩa thực dân đã từng tuyên truyền như vậy khi xâm lược nước ta.

Gần đây nhất, khuynh hướng “phản lịch sử” ngay trong người Việt ngày càng xuất hiện rõ nét. Rất nhiều trang mang danh Việt sử chuyên làm trò phản lịch sử này. Có cả một hệ thống lật ngược giá trị: hạ bệ Hồ Chí Minh và ngợi ca Ngô Đình Diệm, hạ bệ Quang Trung và đề cao Nguyễn Ánh.v.v… Thuyết phục hay không chưa cần bàn. Nhưng gần đây có xu hướng rất nguy hiểm là xem tất cả các cuộc kháng chiến ái quốc của dân tộc ta trong lịch sử đều vô nghĩa, thậm chí có tội với dân với nước. Việc ngợi ca Thoát Hoan, biến quân cướp nước thành anh hùng và chiêu tuyết Trần Ích Tắc, hóa kẻ bán nước thành yêu nước thương dân nằm trong xu hướng đó. Trần Quỳnh Nga gần như copy trọn vẹn tư tưởng đó để hư cấu nên truyện ngắn Bắt đầu và kết thúc.

Tôi dám cả quyết rằng, “văn tài” phải là sáng tạo chứ không phải nô dịch như vậy!

Lấy tình yêu để hóa giải thù hận ư? Cũng xưa như trái đất. Nhân loại đã làm từ thời cổ đại. Văn chương thế giới tràn đầy. Cải lương thời Việt Nam Cộng hòa cũng đã làm rất tốt. Nhưng truyện của Trần Quỳnh Nga thì không có hóa giải nào cả. Nó chỉ nhân danh tình yêu để ngợi ca kẻ cướp nước và bán nước, và tư tưởng đó chỉ có thể sinh ra từ cái tâm của kẻ vong quốc nô, kích thích thêm sự thù hận. Đó là chưa nói toàn truyện bôi nhọ tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm của nhà Trần và của cả dân tộc suốt mấy ngàn năm lịch sử, biến tình yêu của người phụ nữ Việt Nam thành thứ tình yêu dễ dãi hơn cả đĩ thõa.

Văn tài như vậy thì thật khốn nạn! 

Một số người viện lý thuyết trò chơi hậu hiện đại để bênh vực cho sáng tạo Trần Quỳnh Nga. Đành rằng ở Việt Nam, rất nhiều người dốt lý thuyết, không biết lý thuyết trò chơi là gì, nhưng không dễ lòe, bởi dân Việt Nam không phải tất cả đều là lũ man di dốt nát. 

Khi phủ nhận quan hệ giữa ngôn ngữ (và tất cả các loại ký hiệu) với hiện thực, các lý thuyết gia hậu hiện đại chủ trương ngôn ngữ hay các loại ký hiệu chỉ là trò chơi trong cái ma trận của tư duy; và vì là cái ma trận của tư duy, cho nên văn hóa nhân loại xét đến cùng là sản phẩm của trò chơi. Một cuộc tương tác liên tục giữa những người chơi, và nhờ thế, lịch sử và văn hóa vận hành.

Do đó, lý thuyết trò chơi văn học thực chất là lý thuyết tương tác của diễn ngôn: tương tác tư tưởng hệ, tương tác diễn giải bằng chiến lược tấn công vào các trung tâm quyền lực đang thống trị để thay đổi nhận thức của nhân loại. Các trung tâm thống trị ấy thường là chính trị, văn hóa, đạo đức đang đè lấp tầng tầng lớp lên sự thật và các giá trị nguyên thủy. Thực chất, đó là cuộc chơi hủy – tạo (de-construction) mà lý thuyết này phát triển từ triết học giải cấu trúc. Cuộc thực hành của trò chơi này nằm trong các thao tác giải thiêng, giải huyền, giải nhị nguyên những thứ tưởng chừng đã cố kết trong siêu hình học truyền thống hay các đại tự sự với tư cách là học thuyết đang thống trị.

Tuy nhiên, truyện Bắt đầu và kết thúc không có chút gì là giải thiêng, giải huyền, giải nhị nguyên đúng nghĩa như tôi đã viết.

Giải thiêng, giải huyền là gạt bỏ yếu tố hoang đường đồng bóng từng được tô vẽ lên các thần tượng, trả thần tượng về với sự thật đời thường; trong khi truyện của Quỳnh Nga lại gia tăng thêm sự hoang đường đồng bóng bằng cách tô son trát phấn cho kẻ thù để xây dựng thần tượng mới mà lớp người có tư tưởng nô dịch đang tôn thờ.

Giải nhị nguyên là xóa bỏ ranh giới thiện/ác, tốt/xấu trong cái ma trận rạch ròi giữa chính diện và phản diện để nhìn đúng bản chất con-người; trong khi truyện của Quỳnh Nga chỉ vạch ra thêm ra cái ranh giới kì thị phân biệt giữa nước lớn và nước nhỏ, giữa văn minh và mông muội. Cách làm đó đã lật ngược giá trị hay đổi trắng thay đen, biến thiện thành ác, tốt thành xấu và ngược lại.

Không có bóng dáng nào của lý thuyết trò chơi hay chủ nghĩa hậu hiện đại trong truyện ngắn này. Đó chỉ là phép đảo nghịch giả trá trong khuôn khổ cổ điển.

Xem trò chơi hoàn toàn phù phiếm, như trẻ con chơi, chỉ có trong Plato, Aristotle thời cổ đại. Kể từ thời đại Khai sáng về sau, với Kant, Schiller và Nietzsche, trò chơi đã được xác lập như là quan hệ giữa thẩm mỹ và tư tưởng. Các nhà hậu cấu trúc xác quyết: chơi luôn là tương tác của tư tưởng hệ (Bakhtin), thực hiện các chiến lược diễn giải (Gadamer), tấn công và hủy – tạo các quyền lực và các giá trị (Derrida, Lacan, Foucault, Barthes, và Kristeva). Lyotard khẳng định trò chơi luôn có xu hướng chính trị hóa. Truyện của Quỳnh Nga có ý đồ chính trị rõ ràng chứ không là trò chơi trẻ con vô nghĩa.

Ngay cả một trò chơi đơn giản của chủ nghĩa hậu hiện đại như cắt dán, giễu nhại cũng không có trong truyện của Quỳnh Nga. Đừng nghĩ một cái bồn tiểu hay bức họa Mona Lisa với bộ ria mép của Duchamp chỉ là chơi nghịch vô thưởng vô phạt. Cái bồn tiểu được rửa sạch đặt trên không gian trưng bày với dòng chữ "cấm tiểu" đã nói lên một ý nghĩa triết học. Rằng, ở trong không gian trưng bày đó, nó đã phục nguyên giá trị thẩm mỹ của một sản phẩm lao động mà hàng ngày khi tiểu vào đó người ta chỉ có biết chức năng thực dụng. Bức họa nàng Mona Lisa với bộ ria mép hóa giải cái ma trận dị giới đầy kỳ thị giữa đàn ông và đàn bà để trả cuộc sống con người trở về với cội nguồn nhất nguyên và mở ra sự hòa điệu của thế giới đa nguyên. Chủ nghĩa hậu hiện đại với trò chơi mới đã hủy giá trị độc quyền cũ, lỗi thời để tạo ra giá trị mới mẻ đầy tinh thần khai phóng, tuyệt đối không có chuyện biến cái giá trị thành vô giá trị bằng những trò điên loạn hay đẩy đến thái cực hư vô chủ nghĩa như nhiều người nhầm tưởng.

Ngay cả một bức tranh làm bằng rác của chủ nghĩa hậu hiện đại trên thế giới cũng không đồng nghĩa với rác thải. Rác thải đã được nghệ sĩ người ta tái tạo thành giá trị thẩm mỹ. Trong khi tại Việt Nam, không hiểu được tiếp thu từ đâu, các "văn tài" của Hội Nhà văn đã và đang làm ngược, biến mọi giá trị thành rác thải văn hóa độc hại./.

21/01/2017
C.M.L
__________________

Đặng Tiến: Cảm ơn Chu Mộng Long. Trước hết tôi khâm phục lòng hào hiệp của bạn với tư cách là nhà giáo bạn đã không biết mệt mỏi khi cần phải dạy cho tất cả những ai còn chưa có điều kiện học, ở trường hợp này là tinh thần Hậu hiện đại. Tri thức càng mới thì càng không dễ hiểu bởi người ta đã quá quen với tri thức cũ. Nếu rất nhiều người chưa có được tri thức mới thì họ không đáng trách lắm, còn một số kẻ được gọi là có học nhưng thực chất không nắm được ra đầu ra đũa mang những khái niệm, thuật ngữ mới ra để khua môi múa mép bào chữa cho những việc làm bỉ ổi thì đáng chết "trên lửa dưới đao"! Một bài viết ngắn gọn cô đúc có giá trị nhận thức rất lớn. Mình thành thật khuyên những ai chưa rõ về Hậu hiện đại thì nên coi đây là một Nhập môn đã đạt tới độ hoàn hảo. Mình viết điều này không phải vì ông Chu Mộng Long là bạn mà đơn giản hơn rất nhiều Ông ấy là một người có học nhưng không bao giờ mang cái sở học rất bài bản để kiếm cơm! Dù muốn sống thì ai cũng phải có cơm mà ăn! Chu Mộng Long nhiều năm nay luôn luôn đem sở học ấy để sẻ chia cho tất cả những ai cần/muốn/mong có tri thức để thoát ra khỏi sự u mê, đặng mà trưởng thành. Điều tôi ấy tôi đã nói và vẫn nói vì tất cả đều được kiểm chứng chứ tuyệt đối không vu vơ một tẹo nào.

Thực ra tác giả của truyện ngắn này cũng thuộc dạng "không phải vừa đâu"! Lối viết của cô cũng khá là bài bản đấy! Nhưng tất cả chỉ là xảo thuật! Ví như cái kết với tấm chăn nhung chăn lụa chăn gấm gì đó kể ra cũng nên xem là một hư cấu táo bạo! Từ cái ống đồng nhục nhã của một bại tướng mà biến thành cái tấm chăn mềm mượt của ái tình mĩ nhân thì cũng nên coi là "sáng tạo". Nhưng tiếc thay xảo không thể thay thế cho "tài". Bởi từ thượng cổ đến giờ tài năng trước sau đều hướng tới thiện lương. Trường hợp này ngay từ đầu chân tướng bất lương đã lộ rõ thì tài ở chỗ nào. Chỉ là "xảo"!
 

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ 

Tôi đính chính lời lược thuật của P.V. 
 
Đánh giá tác giả Qùynh Nga tôi khẳng định hai lần trong hội nghị rằng, ở riêng truyện ngắn Bắt đầu và kết thúc tác giả là một cây bút tồi, không đủ tài để làm rõ sự khuất tất của lịch sừ nếu có. Với tư cách 1 phó chủ tịch hội đồng văn xuôi tôi cũng nói rõ trong hơn ba trăm tác già viết văn xuôi xin vào hội vừa qua chúng tôi đọc ba cuốn sách của tác giả, xét đủ tư cách của đơn xin vào Hội. ( ko có truyện ngắn Bắt đầu và Kết thúc).

Những kém cỏi mà chị Nga thao tác trong truyện ngắn kém cỏi ra sao tôi đã phát biểu trong hội nghị rất rõ ràng.

Tinh thần chính của hội nghị bật lên rất rõ tác giả TQN hay tác giả nào viết về lịch sử cần tránh việc đi ngược lại tâm thức lịch sử không được làm méo mó Hào khí Đông A, điều cần gìn giữ mãi mãi cho dân tộc.

Tôi chính thức đề nghị Chu Mộng Long bỏ tên tôi khỏi dòng viết sau:
 
"Chu Mộng Long: Trong cuộc tọa đàm hẹp về truyện ngắn Bắt đầu và kết thúc tại Hội Nhà văn Việt Nam, không ít nhà văn như Văn Chinh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Văn Thọ… đã tỏ ra "liên tài" hay chữa thẹn bằng cách công khai ngợi ca Trần Quỳnh Nga là một “văn tài”."
 
TỄU Blog: Giữ thái độ khách quan và chừng mực, chúng tôi đăng tải ý kiến trên của Nhà văn Nguyễn Văn Thọ. Tuy nhiên, có mấy chuyện phải nói rõ ngay:

1- Chúng tôi đăng theo bài của PV gửi tới. Chúng tôi sẽ liên lạc với PV, để nếu có sai nhầm khi lược thuật thì sẽ đính chính và cáo lỗi. 

2- Phát biểu của Nhà văn Nguyễn Văn Thọ phải được ghi đúng như ông nói trong buổi tọa đàm vì đây là bản lược thuật tọa đàm.

3- Trường hợp không liên lạc được với PV, chúng tôi cứ đăng cả hai chiều: Lược thuật của PV và lời đính chính của Nhà văn Nguyễn Văn Thọ. Trường hợp Nhà văn Nguyễn Văn Thọ cung cấp bản ghi âm rõ ràng, Tễu Blog sẽ chính thức đính chính và cáo lỗi với Nhà văn Nguyễn Văn Thọ và bạn đọc.
lam hồng nguyễn Bài quá hay!

Bình Nguyễn Tôi thấy Bắt đầu và cuối cùng chẳng có gì đáng đọc cả và có lẽ là tào lao.

Vo Quang Thuỵ nhìn e Quỳnh Nga này cũng còn trẻ nhỉ , viết hay phết ,xây dựng hình tượng Thoát Hoan rất đẹp , đúng chất anh hùng hảo Mông , em này mà xây dựng thêm Tôn Sĩ Nghị chắc hay nữa

Lê Xuân Cương Quá đã chú Chu ơi!

Hoa Tan Nguyen Cháu không đọc văn của cô này, chỉ đọc một đoạn trích trên trang bác Chu Mộng Long, thì thấy rằng cô ấy viết cũng được, nhìn ở góc độ "cải lương theo kiểu Quỳnh Giao, một chút ủy mị, sướt mướt, một chút lãng mạn của tuổi trẻ , một chút cải lương theo kiểu phim Hồng kong của nhà văn Quỳnh giao...Túm cái quần què lại thì văn chương của cô này có thể viết tiểu thuyết ba xu cho giới trẻ thì được. Nghĩa là sẽ có khách hàng, sẽ bán được sách. Nhưng xét ở góc độ tài năng văn chương ,thì cháu thấy cô này chưa đạt tới. Cho nên bác Quang Thiều, bác Đăng Khoa đang thổi ống đu đủ, mà tụi tàu gọi là: vỗ mông ngựa, còn cháu thì gọi là : bác Quang Thiều,với bác Khoa đang vỗ mông em Quynh Nga. Nghề vỗ mông , nhất là vỗ mông phụ nữ đẹp có vẻ đang thịnh hành ở Việt nam...kkk

Tống Ngọc Nga mùi mẫn sến sẩm như tiểu thuyết rẻ tiền, văn ơi là văn Sử ơi là Sử ?tay ngang có kẹp kềm cũng thà đói chứ không thể nào viết phản lại lịch sử như vậy được. Cạn lời với cái gọi là nhà văn

Anh Tran Tôi chưa đọc chuyện này, nhưng tôi luôn ủng hộ tư duy, quan điểm của Chu Mộng Long. Cái ngày thằng bạn vàng kỷ niệm 44 năm cưỡng chiếm Hoàng Sa, thì cái hội nhà văn này tổ chức toạ đàm, và cả bộ VH- TT - DL còn mời cả đoàn nghệ thuật nội mông TQ sang VN biểu diễn ở HN. Dư luận đã lên án kịch liệt sự kiện này.

Dư luận cũng từng đặt câu hỏi về những trang sử hào hùng của DT chống quân xâm lược TQ hàng nghìn năm qua giờ vắng dần trên sách sử phổ thông, cuộc chiến chống TQ xâm lược năm1979 thế hệ HS không biết, rồi HS, TS cũng như Gạc ma vv cũng không có trong sách sử Phổ thông. Các liệt sỹ chống TQ năm 1979 không được vinh danh, không nhắc tới.
Chúng ta đã liên tưởng tới thời của SỬ NÔ và VĂN NÔ lên ngôi. Đó là sự thật mà nhân dân đều biết, chỉ bọn văn nghệ sỹ bị định hướng, bị NÔ TÀI là không biết, hoặc cố tình không hiểu.

Quang Thang Trinh Cám ơn bài viết của anh. Tôi hoàn toàn tán thành quan điểm cho rằng có một cuộc chiến được chỉ đạo từ cấp rất cao để hủy bỏ những tư tưởng, những giá trị truyền thống của tinh thần dân tộc. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhận xé của tôi về xu hướng thực tại của chính trường VN nhưng ko một ai hiểu và đặt đưới góc độc của các thế lực vô cùng mạnh mẽ muốn tiêu diệt ý thức dân tộc, ko phải bây giờ mà từ ít nhất nửa thế kỷ nay. Về một số nhân vật tai to mặt lớn công khai đứng lên ủng hộ tác giả đó hoàn toàn trùng với dự đoán của tôi về cái mặt nạ của họ đeo bao năm giờ đã vất xuống, vì họ nghĩ họ ko còn thời gian để đeo tiếp. Tất cả đều trong một hệ thống nhất,từ giáo dục, y tế, truyền thông, quảng cáo...nhưng ko ai nhìn thấy điều đó.

Trần Quang Hồng Xem ra thời cuộc vàng, thau, đen, trắng..! Nếu một người cầm bút mà viết không có tâm thì thật nguy hiểm "chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài".


Tien Dang Hoan nghênh bài viết Long Chu Mộng, khúc triết, sắc sảo, nghiêm túc

Tien Dang Chu Mộng Long, chuyện hậu hiện đại, trong đời sống văn học Tây Phương, chả mấy người quan tâm

Chu Mộng Long Tien Dang Nhưng nó đang là mode ở Việt Nam. Mà chủ yếu là mode dỏm! Họ nghĩ cứ giả điên giả loạn, chập chập cheng là hậu hiện đại.

Xuan Ngoc Nguyen Không còn ngôn từ để viết cmt vì " Thầy " đã phân tích quá " đủ " . Qua bài BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC ( và có thể có những bài của những văn nô khác ) chỉ nhằm mục đích phá hoại và tiếp tay xóa bỏ hoặc cố tình thay đổi lịch sử của đất nước với ý đồ tôn phục ngọai bang và giảm thiểu lòng tin ,ý chí chống ngoại xâm ngàn đời của dân Việt ; cái lỗi lầm ,sai trái của tác giả câu chuyện là một thực thể theo một âm mưu đã được sắp đặt ,nhưng cái tội chính yếu và quan trọng là do những kẻ " mù " ( thực hay giả ) đã biện minh và phổ biến câu truyện trên truyền thông ,báo chí ,chính HỌ là những kẻ mang trọng tội không thể tha thứ .

Mả cha một bọn văn nô
Bẻ cong lịch sử ý đồ hại dân
Cướp nước bay lại phong thần
Cõng thù mày phục là thân anh hùng
Chết đi hỡi lũ đầu khùng
Để dân tao được sống cùng tự do
Cha ông gầy dựng cơ đồ
Ngày nay bay muốn dâng cho kẻ thù ?.


Nguyễn Cảnh Thuỵ Hoan hô Chu Mộng Long! Ý kiến của anh thật kịp thời, sâu sắc và đầy thuyết phục! Tiếc là bọn lãnh đạo Hội Nhà văn (trừ anh Hữu Thỉnh ra) và báo Văn nghệ vốn rất ngu rốt về các lý thuyết văn học nói chung và hậu hiện đại nói riêng, mà không biết mời Chu Mộng Long hay Trương Đăng Dung dạy cho, lại còn mở "tọa đàm" hòng tôn vinh cái truyện ngắn chỉ đáng vứt sọt rác mà đem đăng báo, chỉ hòng để biện minh cho việc làm sơ sảnh của mình (hay cố ý truyền cái tư tưởng nô dịch cho thiên triều). Họ không biết rằng họ đang kém hơn người đọc mà lại coi thường người đọc bằng những lời tán tụng "văn tài" rẻ tiền và thô bỉ !

Tòng Võ Xuân Cảm ơn TS Chu Mộng Long đã cho ý kiến xác đáng. Hy vọng HVN VN sẽ rút được kinh nghiệm sâu sắc trong vụ việc này.

       

21 nhận xét :

  1. Việc hạ bệ Quang Trung đề cao Nguyễn Ánh là việc làm của mấy thằng điên. Quang Trung có sự nghiệp chống ngoại xâm lẫy lừng. Nguyễn Ánh có được một số thành tựu của ông, đó là vãn hồi hoà bình vì Quang Toản không có khả năng đem lại hoà bình và phát triển cho đất nước. Việc so sánh Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh là việc làm khập khiểng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mả cha một bọn văn nô
      Bẻ cong lịch sử ý đồ hại dân
      Cướp nước bay lại phong thần
      Cõng thù mày phục là thân anh hùng
      Chết đi hỡi lũ đầu khùng
      Để dân tao được sống cùng tự do
      Cha ông gầy dựng cơ đồ
      Ngày nay bay muốn dâng cho kẻ thù ?.
      LIỆU TRẦN QUỲNH NGA CÓ DÁM VÁC MẶT VỀ THĂM ĐỀN TRẦN KHÔNG? LÀ NGƯỜI CON CỦA HỌ TRẦN SAU NHIỀU THẾ KỶ LẠI PHẢN LẠI SỰ NGHIỆP DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC CỦA CHA ÔNG SAO?

      Xóa
  2. Trần Quỳnh Nga thậm chí không có khái niệm gì về sáng tạo mà chỉ là bịa đặt một cách hết sức rẻ tiền. Thị Nga chẳng hiểu gì về việc phá huỷ sáng tạo (creative destryment) bởi vì Thị Nga chẳng đưa ra được giá trị gì cao hơn, thuyết phục hơn khi đứng trước các sự kiện lịch sử hiển nhiên đã ghi chép trong chính sử!
    Quá rẻ tiền!

    Trả lờiXóa
  3. Trần Quỳnh Nga dứt khoát không phải là một "văn tài". Đấy là một văn nô, "nô" của bá quyền Trung quốc. Văn Chinh xu thời có hạng, mà Hữu Thỉnh cũng là nạn nhân. Nguyễn Quang Thiều thì mọi người đã rõ: tiền là chúa tể. Viết một cuốn sách cho người ta, lấy cả tỷ đồng, giờ kêu bản quyền bị mất. Nguyễn Văn Thọ thì sao cho được lòng tất cả. Cũng là cách kiếm ăn vậy. Tiếc nhất là Trần Đăng Khoa. Đáng lẽ ông phải nhân danh cá nhân, nói "lời Hữu Thỉnh" ngay khi có dư luận về truyện ngắn của Trần Quỳnh Nga. Rồi có thể xin rút khỏi ban CH Hội NV, và xin ra Hội. Ông chủ trì tọa đàm, sao lại để Hữu Thỉnh kết ? Còn Hữu Thỉnh ? Một "bí ẩn" ?! Ông đưa tờ VN và cả nền văn học xuống hố dần dần...Bài này, Chu Mộng Long có những điều nghe không thuận, như Ngô Đình Diệm hay chủ nghĩa hậu hiện đại. Dù sao, cũng xin cảm ơn và bái phục...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo ông Huỳnh Ngọc Chênh biện giải, ý tưởng về một nền kinh tế thị trường cho Việt Nam đã nhen nhóm từ nhà vua Bảo Đại.
      Tuy nhiên có thể nói rằng vì hoàn cảnh lịch sử, ý tưởng về nền kinh tế thị trường cho đến đời ông Ngô Đình Diệm mới có thể đặt được những viên gạch nền móng đầu tiên!

      Xóa
  4. Bớt coi phim Hàn thì không có loại văn này.

    Trả lờiXóa
  5. Trần Quỳnh Nga thay đổi áo mũ cho những nhân vật có sẵn trong lịch sự . Nàng mặc áo nhân đạo cho Thoát Hoan . Nàng tưởng tượng một Thóat Hoan hào hoa phong nhã , cưỡi ngựa ô truy xông pha tuyết sương từ phương Bắc xuống giải phóng cho phương Nam man di ! Nàng tiếc cho sứ mạng của Thoát Hoan không thành, nàng biến chăn ấm thành chiếc ống đồng bao bọc Thoát Hoan . Thật là nhục nhã cho chàng Thóat Hoan và cho nàng Quỳnh Nga ngây thơ . QN muốn cùng chui vào ống đồng với Thoát Hoan ! Cón chàng " anh hùng " Trần Ích Tắc, kẻ nhờ ngọại bang mộng bá vương càng ê chề, lếch thếch chạy theo bám đuôi ngựa quân xâm lược, phản lại tổ tiên , phản lại Tổ Quốc mà không biết nhục , quên mình là kẻ sĩ, là vương tôn công tử ! May mà mũi tên Trần Quốc Toản chưa cắm vào tim tên phản bội . Và lẽ ra hắn phải như Judas đi treo cổ trên cây đa để cho người Việt muôn đời chửi rủa ! Đưa tiễn nàng Quỳnh Nga đi theo Thoát Hoan với Trần Ích Tắc !

    Trả lờiXóa
  6. Thị Nga chưa có được nhận định có giá trị về lịch sử, mà cụ thể là sự kiên Trần Ích Tắc thì đừng viết tiểu thuyết lịch sử! Đừng chơi dại mà nghe người đời chửi đầy lỗ tai! Nhé!
    Thị Nga nên học nhà báo tự do Huỳnh Ngọc Chênh khi ông lập luận rằng những người mà cụ Chu Văn An cho rằng nịnh thần chưa chắc đã làm gì sai. Đây là ý tưởng rất hay, rất sáng tạo. Ngoài ra khi ông Trương Tấn Sang vẫn còn luẩn quẩn trong ý nghĩ về sự hưng vong của một triều đại thì ông Huỳnh Ngọc Chênh có cái nhìn xuyên suốt và nhất quán về chế độ phong kiến nói chung. Vì thế ông Huỳnh Ngọc Chênh giải thích sự sụp đổ của chế độ phong kiến rất thuyết phục.
    Qua việc này thấy rõ rằng Thị Nga còn chưa có ý niệm rõ ràng thế nào là lịch sử, học sử mà gào như còn két, con vẹt mà bày đặt viết tiểu thuyết lịch sử. To gan nhỉ! Điếc không sợ súng!

    Trả lờiXóa
  7. Về cái việc phá hủy sáng tạo (creative destruction, creative destroyment) không phải là việc dành cho những đứa trẻ ăn bậy nói càn như Thị Nga, lại càng không phải dành cho những kẻ dung tục mà bày đặt làm thơ, viết tiểu thuyết phá cách như Thị Nga! Chẳng hạn như khi nói về âm hộ người ta thường nghĩ nó là công cụ tình dục. Chính cách nghĩ này đã nô lệ hóa người đàn bà hay là chính loài người đã sỉ nhục loài người! Một nhà văn sáng tạo như Henry Miller đã nhìn thấy âm hộ của người đàn bà là nơi các thiên tài, thi sĩ, văn sĩ, họa sĩ, nhà toán học....thụ thai và chào đời. Và chân lý là do chính các thiên tài chào đời đã lao khổ ngày đêm tìm ra chân lý ở mọi ngành khoa học! Henry Miller từ ý tưởng ấy nên trong một quyển tiểu thuyết ông đã bóng gió rằng "chân lý nằm ngay nơi âm hộ của người đàn bà". Ông đã phá hủy cái định kiến xấu xa về âm hộ mà đem đến cho cái âm hộ một giá trị mới! Đấy là phá hủy sáng tạo!
    Về việc Thị Nga đánh tráo cái ống đồng bằng cái chăn mà Thoát Hoan truy hoan ở tận bên tầu rồi khi xâm lăng mang theo qua đất Việt là một việc bất lương! Cái này là Thị Nga đánh tráo chứ không phải sáng tạo! Vì thế người ta gọi Thị Nga là đĩ thõa cũng không sai!
    Lần sau có viết thì viết là Ô Mã Nhi đạp xích lô chở bà Đoàn Thị Điểm ngắm cảnh Hồ Gươm thì nghe còn được, chẳng ai chửi cả! Nhé!

    Trả lờiXóa
  8. Vì tôn trọng độc giả và các nhà văn chân chính chứ khong tôi phải chửi thề con văn nô Thị Nga cùng bè lũ hùa theo bốc thơm .

    Trả lờiXóa
  9. Nói về nhà Nguyên thì lại là nỗi nhục của người Hán! Cái nước tầu chuyên môn bị người phương bắc hiếp dâm!
    Thật ra cái ông đồng là hình tượng lịch sử rất hay! Cái ống đồng là phương tiện cứu giúp một gã đàn ông tham sinh úy tử thoát thân! Hãy tưởng tượng hoàng tử Thoát Hoan con trai Hốt Tất Liệt lẫy lừng thiên hạ, ngày xuất quân cờ giong trống mở, binh lực ầm ầm trùng điệp kéo quân sang nước ta, vậy mà phải chui ông đồng trốn về cố quốc! Cái ống đồng đã đưa Thoát Hoan về một nước Trung Hoa khác, một nước Trung Hoa bại trận, thất thần, ê chề, nhục nhã! Phải hiểu rằng khi đặt một chân vào chiếc ông đồng thì hoàng từ danh tướng Thoát Hoan, con trai Hốt Tất Liệt chấn động giang hồ, đã chết! Cái ống đồng là mồ chôn danh tướng hoàng tử Thoát Hoan! Cái ống đồng chỉ tha mạng một gã đàn ông hèn nhát ngông cuồng! Khi chui vào ống đồng, Thoát Hoan đã chết mà biết thở! Có thể nói vui rằng, khi chui vào ống đồng Thoát Hoan còn mặc giáp, nhưng khi ra khỏi ống đồng thì chỉ còn lại trần xì cái quần xà lỏn!
    Thị Nga không giải thích nổi hình tượng cái ống đồng mà lại thay vào đó cái chăn sặc mùi dâm ô thì nói thật, khốn nạn đến thế là cùng!

    Trả lờiXóa
  10. Bây chừ đúng là thời kỳ 2Đ ( đồ đểu , điếm đàng ) như một bloger đã nhận định . Mượn cách viết truyện , đổi trắng thay đen lịch sử một cách lố bịch , trắng trợn ; Thể hiện rõ ý đồ đen tối . Đã vậy , một số nhà văn còn cổ súy thì kể cũng lạ .

    Trả lờiXóa
  11. Nào là " cải tiếng Việt " , nào là ra truyện Khởi đầu và Kết thúc và dự định cho nghệ thuật TQ biểu diễn trong ngày Tầu xâm chiếm Hoàng Sa ... Không biết tới đây sẽ là chiêu trò gì trên con đường âm mưu Hán hóa nước ta .

    Trả lờiXóa
  12. Trần Quỳnh Nga là một “nô tài” văn hóa cho Trung quốc, dù cố ý hay vô thức. Đáng buồn là Hội nhà văn, trong đó có một số văn sĩ có uy tín như Trần Đăng Khoa lại đồng tình và ca ngợi tác phẩm " Bắt đầu và kết thúc". Dường như tình báo của T.Q đang gia tăng hoạt động phá hoại nền văn hóa truyền thống và hiện đại của VN. Đặc biệt là bóp méo , bôi đen lịch sử chống xâm lược chống các triều đại T.Q của dân tộc Việt Nam .

    Trả lờiXóa
  13. Thời này là cái thời thổ tả, đã một cái con Trần Quỳnh Nga viết văn đĩ thoã rẻ tiền phá hoại lịch sử, lại thêm thằng Trần Quang Đức làm giả văn chương tiền nhân. Đúng là đĩ gặp điếm!

    Trả lờiXóa
  14. Tôi hoàn toàn nhất trí với ông Chu Mộng Long. Riêng về chuyện hạ bệ ông Hồ, tôi không nhất trí mà chỉ có nhu cầu làm rõ hơn về con người này - việc mà chỉ có lịch sử chân chính cùng với thời gian mới làm được. Việc đề cao ông Ngô Đình Diệm một cách vội vàng tôi cũng không ủng hộ, tuy nhiên tôi thấy cũng không nên vội xem thường. Tất cả mọi chuyện đều rất cần có thời gian, cần một môi trường thông tin đa chiều, bình đẳng !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đồng ý với bạn ; Rồi sẽ đến lúc mọi sự được sáng tỏ : Lý lịch , công , tội của các vị lãnh tụ sẽ được làm sáng tỏ , phán xử công minh .

      Xóa
  15. Cảm ơn ông Chu-Mộng-Long. Tôi không biết ông là ai, nhưng tôi đứng về phía ông, đứng về lẽ phải, chân lí. Những ai lí luận quanh co, ngụy biện dù ở vị trí nào, những người ít học như tôi cũng nhận biết ngay.
    Chúc sức khỏe tất cả các bạn.

    Trả lờiXóa
  16. Văn tài

    Là có tài viết văn. Như vậy cũng chưa nói lên điều gì. Bởi vì xét về mặt kỹ thuật viết như văn phạm, từ vựng, cú pháp v.v... thì hầu hết những hội viên HNV đều có văn tài.

    Văn chương, nhất là tiểu thuyết và truyện ngắn - Novels and short stories, xét cho cùng là đem nét đẹp bằng chữ vào tô thắm cuộc đời.

    Nếu cần phải khai phá, đặt vấn đề, đột phá, đánh động lương tâm v.v... thì có nhiều bộ môn hoặc lĩnh vực khác văn chương tiểu thuyết đảm nhận. Như là phóng sự, phim, ảnh, khảo cổ, sinh hoạt tôn giáo.

    Dùng văn chương giả tưởng để đặt vấn đề hay đột phá chân ngụy tự bản chất đã ... yếu kém. Chẳng khác nào nhờ cô hoa hậu xoắn tay áo lái đoàn tàu xe lửa.

    Trả lờiXóa
  17. Nhiều người do tài năng mà nổi tiếng , rất đáng khâm phục ; Nhưng cũng lắm kẻ dùng những chiêu trò " bẩn " để được nổi danh như trong giới sâu-bít thì tạo xì-căng-đan tình ái , giới giang hồ thì đâm thuê chém mướn , giới văn nghệ sỹ thì đạo thơ ,ăn cắp nhạc ; Trong làng văn thì viết truyện bậy bạ ,như trường hợp truyện Bắt đầu và Kết thúc này chăng ? Vậy là tác giả Trần Quỳnh Nga đã nổi danh như cồn rồi đó .

    Trả lờiXóa
  18. - "văn tài" này lan can tới lịch sử, xin hãy xem đoạn trích sau , để thấy : SỰ THẬT VÀ CHÂN LÝ !
    -------------
    1. Chuyện này rất cũ rồi, đã đăng Y360, cũng là lý do khiến mình phát điên mà đang dị ứng mạng xã hội thành đứa tham gia khá nhiệt tình.

    Dịp 1-10-2004, Đại sứ quán Trung Quốc và tỉnh Quảng Tây có mời Bộ Văn hóa Thông tin tham dự lễ hội du lịch Quảng Tây tổ chức tại thành phố Sùng Tả, nhằm thắt chặt quan hệ hữu nghị của đồng bào dọc hai bên biên giới, và thúc đẩy du lịch của hai vùng biên nghèo nhưng đầy tiềm năng.

    Mục đích quá dễ thương, bèn đề nghị báo cho đi và được gật đầu tắp lự, giấy tờ làm nhanh 15 phút. Cơ mà cả báo lẫn văn phòng Bộ đều lắc đầu khi được hỏi Sùng Tả ở đâu (hồi đó Gúc mép chưa phổ cập, tên trên bản đồ Tàu phiên khó).

    Đoàn đi đông vui, quan chức trừ Bộ trưởng còn khá đầy đủ các Cục, Vụ quan trọng. Đại sứ Trung Quốc đi xe hơi tiễn từ Hà Nội lên tận cửa khẩu Hữu Nghị, mời ăn trưa long trọng, nhìn các tồng chí làm thủ tục xuất cảnh xong mới vẫy tay lưu luyến xuôi (Mà thằng này nó đồng môn với mình giời ạ, không còn xó nào ở Hà Nội mà nó không biết, thầy mình nó còn thăm nom đủ hơn mọi thế hệ sinh viên bọn mình).

    Qua cửa khẩu, đoàn xe (có còi hụ) cứ thế đi cả buổi chiều, cảm giác phải đi sâu vào nội địa Trung Quốc đến 500 km là ít nhất. Tối mờ mịt mới dừng ở một chỗ đèn đóm sáng choang giữa núi non trùng điệp : thành phố Sùng Tả.

    Ngủ một giấc lấy sức, sáng hôm sau đoàn được thức dậy sớm, ngắm cảnh đẹp sơn thuỷ hữu tình, ăn sáng và ...lên xe đi tiếp gần hai tiếng đồng hồ nữa mới đến địa điểm khai trương Lễ hội Du lịch.

    Đường đi cờ phướn giăng đầy, cảnh trí đẹp mê ly. Càng đến gần khu du lịch, cây cối càng xén tỉa đẹp đẽ, cột bê-tông gắn các tấm pin năng lượng mặt trời càng dày. Đường sá càng êm ru đen nhánh, xe phóng 100km/h chả thấy cảnh sát công lộ phạt quá tốc độ gì cả.

    Và khu du lịch mở ra. Đẹp như mơ, quy hoạch ba tầng xoáy trôn ốc. Càng lên cao bungalow càng ẩn hiện kín đáo. Loa nấp trong các phiến đá, nhành cây phát những bản nhạc tình ca Tàu du dương, xe điện chạy rì rì không một làn khói...

    Lên đỉnh cao nhất, tầm nhìn mở ra : Một dòng thác hùng vĩ dù đang vào mùa khô vẫn tung bọt trắng xóa, thảm lúa vàng trải mênh mông dưới chân, hai bên cây cối xanh rì. Một tấm banderole khổng lồ căng ngang : Thác Đức Thiên - Nam Trung hoa đệ nhất hùng quan!

    Cha mẹ ơi! Sững một giây rồi cả đoàn giật mình như phải bỏng : nó là thác Bản Giốc! Bên kia là đất nước mình!

    Cả ngày, họ dẫn đoàn đi hàng ngàn cây số, để sáng nay tạo ấn tượng chơi vậy đó!

    Tôi không nói lại về chuyện ai đã bật khóc, ai đã văng tục, ai cúi đầu xấu hổ và ai can chúng tôi về không nên viết gì. Chuyện cũ rồi kể để biết và nhớ.

    FB ĐỐ THU HÀ 19.01.2018
    ----------------
    cảm ơn cho hiện !

    Trả lờiXóa