Thứ Tư, 24 tháng 6, 2020

Lê Thị Minh Hà: TẾT ĐOAN NGỌ - PHONG TỤC VÀ ẨM THỰC


Tết Đoan Ngọ (Tết Đoan Dương)
Thị Minh Hà Lê
Ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại một số nước Đông Á như Việt Nam, Triều Tiên và Trung Quốc. Tết Đoan ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian Phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều, và ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí. Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương. Theo triết lý y học Đông phương thì hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ thể của con người trong ngày Đoan ngọ đều lên đến tột bậc.

Các hoạt động chính vào Tết Đoan Ngọ:


Tết Đoan Ngọ là dịp thường ăn tết ở nhà với gia đình. Buổi sáng sớm ngày Tết Đoan Ngọ ăn bánh tro, trái cây, và rượu nếp để giết sâu bọ, bệnh tật. Thường lệ người ta ăn rượu nếp tức thì sâu khi họ ngủ dậy.

Cúng lễ cho một tiết mới, mừng sự trong sáng và quang đãng.


Nhiều người tắm nước lá mùi để phòng bệnh và tẩy trừ "sâu bọ". Nhiều địa phương ở ven biển đúng giờ ngọ họ đi tắm biển, theo quan niệm dân gian khí dương mạnh nhất trong năm, phải cúng lễ để cầu an. Cũng theo quan niệm đó, các loại cây lá hái trong thời gian này có tác dụng chữa bệnh tốt nhất nên các thầy thuốc thường lên núi hái thuốc.


Vào dịp Tết Đoan Ngọ, ai bị cảm cúm nên dùng 5 loại lá: bạch đàn, xương rồng, ngũ trảo, dâu tằm ăn, và sả nấu nước xông để bớt bệnh. Người ta cũng tìm mua cành xương rồng bỏ trong nhà để đuổi tà ma.


Ẩm thực đặc biệt :

- Bánh tro hay là bánh gio: Bánh tro đã trở thành món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở Nam Trung Bộ và Miền Nam Việt Nam. Bánh tro có nhiều tên khác nhau như banh ú, bánh gio và bánh âm và có vài biến thể khác nhau theo truyền thống địa phương. Người ta làm bánh bằng gạo đã ngâm từ nước tro được đốt. Để làm nước gio, người ta lấy cây thạp nhạp (là loại cây mọc trên rừng, rất phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc) cùng với quả của cây xoan mang về đốt thành tàn tro. Sau đó, lọc lấy phần nước. Tuy nhiên, bạn có thể mua sẵn nước tro làm sẵn.

- Rượu nếp hay cái rượu cũng là món ăn được nhiều người ưa thích trong tết Đoan Ngọ. Uống rượu hoặc ăn rượu nếp giết sâu bọ.


- Hoa quả: Mận hậu, vải vào mùa là loại được ưa chuộng nhất dịp lễ này .







Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét