Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

"ĐĨ TÂY" - QUẢ BOM SEX TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN

"Đĩ Tây": Bom Sex trong thơ Nguyễn Khuyến

Nguyễn Tuấn Cường

.

Ai bảo cụ Tam Nguyên Yên Đổ (1835-1909) nghiêm lắm, chưa từng làm thơ sex? Hihi, Cụ cũng là con người chớ! Đấy là Cụ nghe lời cụ Khổng tử từng bảo: "Ẩm thực nam nữ, nhân chi đại dục tồn yên" 飲食男女, 人之大欲存焉 (Ăn uống và trai gái, sự ham thích lớn của người ta nằm ở chỗ đó) (Lễ kí – Lễ vận). 

Các cụ thật chí lí, chí lí! ^^

Khoảng 6 năm trước, mỗ đọc bài này trong cuốn Thơ văn Nguyễn Khuyến (1971), thấy thú quá! Sau đó mỗ trót cho một vị học huynh mượn cuốn sách, vừa được trả 2 hôm trước. Nay mỗ đưa lên đây để chư vị tham khảo. Xin trích nguyên văn cuốn sách, cả nguyên bản chữ Hán, phiên âm Hán Việt, dịch nghĩa, và dịch thơ.
-----------------
西妓

聞使部回日西妓數十人裸身而來當門而立使臣默默不言時陪使阮台座前有花香水一瓶象牙梳即取瓶水洒入戶毛以梳理之

天邊使部上車回
數十西嬙解佩來
若恨生平知我少
且將懷抱為君開
鴻荒世遠誰為此
列國文繁有是哉
更取牙梳香盒去
滋毛滌垢未曾猜

TÂY KỸ

Văn sứ bộ hồi nhật. Tây kỹ sổ thập nhân, khỏa thân nhi lai, đương môn nhi lập, sứ thần mặc mặc bất ngôn. Thời bồi sứ Nguyễn thai[1] tọa tiền, hữu hoa hương thủy nhất bình, tượng nha sơ, tức thủ bình thủy sái nhập hộ mao, dĩ sơ lý chi.

Thiên biên sứ bộ thướng xa hồi,
Sổ thập Tây tường giải bội lai.
Nhược hận sinh bình tri ngã thiểu,
Thả tương hoài bão vị quân khai.
Hồng hoang thế viễn, thùy vi thử,
Liệt quốc văn phồn, hữu thị tai!
Cánh thủ nha sơ, hương hạp khứ,
Tư mao địch cấu vị tằng sai.
(Tài liệu của ông Bùi Văn Cường)

Dịch nghĩa:
ĐĨ TÂY

Nghe biết ngày sứ bộ về nước, vài chục con đĩ Tây trần truồng kéo đến, đứng ngay giữa cửa, các ông lặng thinh không ai nói gì. Lúc ấy trước mặt ông bồi sứ họ Nguyễn có một lọ nước hoa và cái lược ngà, chúng liền lấy nước hoa rảy vào âm hộ rồi lấy lược chải.

Bên trời, sứ bộ sắp lên xe về,
Vài chục con đĩ Tây trần truồng kéo đến.
Chừng giận lúc bình nhật ít người biết đến,
Hãy đem cái ôm ấp phô sòng với khách.
Đời hồng hoàng đã xa, ai lại làm thế,
Văn vẻ phồn tạp các nước vốn như vậy chăng?
Còn vơ lấy lược ngà và lọ nước hoa,
Chải lông, rửa ghét[2] chẳng sượng sùng gì.

Dịch thơ:

Sứ bộ xe về sắp ruổi rong,
Đĩ Tây vài chục đứa tông ngông.
Chừng xưa bưng bít ít người biết,
Nay hãy phô sòng để khách trông.
Man rợ xa rồi còn thế nhỉ,
Văn hoa rườm lắm có kỳ không?
Nước hoa sẵn đấy, lược ngà đấy,
Rửa ghét cào lông chẳng sượng sùng.
HOÀNG TẠO dịch
-----------------
Nguồn: Nhiều tác giả (Xuân Diệu giới thiệu), Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, Hà Nội, 1971; phần chữ Hán tr. 430; phần phiên âm và dịch tr. 219-220.


Bổ sung: khi đọc bài trên, thầy Nguyễn Hùng Vĩ nổi hứng dịch lục bát như sau:


Bên trời sứ bộ sắp dông,
Đĩ tây vài chục tồng ngồng đến ngay.
Bình thường của ấy ai hay,
Ôm eo vuốt cật lại bày cả ra.
Cái thời lông lỗ đã xa,
Văn minh phồn tạp nước nhà đây chăng?
Nước hoa với lược ngà đằng,
Chải lông rửa cáu nhố nhăng chẳng màng.

NGUYỄN HÙNG VĨ dịch
(Hà Nội, 4/4/2011)



[1] NTC chú: Thai: chữ 台 nên phiên là “đài”.
[2] NTC chú: chữ “cấu” 垢 (chất bẩn, chất dơ) ở đây nên dịch là “cáu” thì đúng hơn “ghét”. Vì “ghét” có ở khắp cơ thể, còn “cáu” thì không có ở nhiều nơi như vậy!!!
.

19 nhận xét :

  1. Khong biet may bai ve sex nay` co phai cua NXD ko nhi?.. hay la` Blog bi. hack roi..???

    Trả lờiXóa
  2. Đọc chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến bài nào tôi cũng thích, nhưng thích nhất là bài Thu vịnh:

    Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
    Cần trúc lơ thơ gió hắc hiu
    Nước biếc trông như tầng khói phủ
    Song thưa để mặc bóng trăng vào
    Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
    Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
    Nhân hứng cũng vừa toan cất bút
    Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

    Viết cái gì đây, viết sao cho “ văn dĩ tải đạo” . Viết cái gì để lại cho muôn đời mai sau.? Điều mà cụ Yên Đổ nói lên đến nay cũng chưa ai giải được “ Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có một bài thơ của cụ NG Khuyến còn khá sexy nữa,xin gửi anh Tễu và các bạn boggers thưởng lãm .
      Vũng lội Đường Ngang
      Đầu đường ngang có một chỗlội,
      Có miếu ông Cuội cao vòi vọi.
      Đàn bà đến đó vén quần lên,
      Chỗ thì đến háng,chỗ dến gối,
      Ông Cuội ngồi trong mỉm miệng cười,
      Cái gì trắng hếu như con cúi,
      Vội vàng khép nép đứng liền thưa,
      Trót dại hở hang xin xá tội,
      Ông Cuội " Rằng mày chẳng tội gì?
      Chỉ tổ làm ông cứng con buội.
      Muốn tốt mày về bảo làng mày,
      Ra đây ông cho giống ông Cuội,"

      Từ đấy làng này sinh ra người ,
      Rặt là những phường chuyên nói dối.
      Bản dịch thơ chữ Hán tryền rằng do cụ NG Khuyến tự dịch .

      Xóa
  3. Hôm nay bác Diện cho mọi người xả stret đã quá hihi !

    Trả lờiXóa
  4. Bác ẩn danh 22:08 nói: "Viết cái gì đây, viết sao cho “văn dĩ tải đạo”..."

    Cái tuyệt vời của văn hóa Việt Nam là khám phá ra cái phi thường ngay trong những cái... thường thường của cuộc sống. Có cái gì "thường thường" hơn là cái... "nhân chi đại dục tồn yên" - sự ham thích lớn của con người? Nét nhân bản nó nằm ở chỗ đó.

    Tuy nhiên bài "Tây Kỹ" này thì không hiểu cụ Nguyễn Khuyến gởi gắm tâm sự gì. Nếu tôi nhớ không nhầm thì cụ Tam Nguyên Yên Đỗ đâu có mặt trong đoàn sứ bộ đi Pháp, nhỉ? Hay cụ buồn cho cái thói "Thanh Nho", hương nguyện, đạo đức giả của cái buổi phong kiến mạt thời. Dân khí không còn đủ hăng hái tinh nồng hồn nhiên bát ngát như xưa nữa, để đến nỗi đất nước đổ nhào trước cơn sóng dữ dội của nền văn minh kỹ thuật vừa chớm nên hùng mạnh từ phương Tây?

    "Liệt quốc văn phồn, hữu thị tai!". Bác Hoàng Tạo diễn nghĩa có vẻ sát bản chữ Hán: "Văn vẻ phồn tạp CÁC NƯỚC vốn như vậy chăng?". Bác Nguyễn Hùng Vĩ, mà theo tôi là do một trực giác bất ngờ, lại dịch thơ là: "Văn minh phồn tạp NƯỚC NHÀ đây chăng?".

    Dường như chính cụ Nguyễn Khuyến đã đau lòng nhận ra sự suy yếu của nước nhà bắt nguồn chình yếu từ khủng hoảng tinh thần, khủng hoảng văn hóa, bị đứt mất mối dây liên lạc với cội nguồn tiên tổ. Đoàn dân Việt giờ bơ vơ lạc lõng chẳng biết mình từ đâu tới và sẽ đi về đâu, ngơ ngác ngượng ngùng trước sự phô ra tồng ngồng của nền văn minh nước Pháp: vừa nõn nà hấp dẫn mà lại vừa hùng hậu tự tin, "một cách đĩ thỏa" trước con mắt mình, mà mình thì giờ như tê liệt, chẳng còn biết phản ứng thế nào cho phải!

    Trả lờiXóa
  5. Vay ma co nhung ke khong dam nhan minh "me Sex"cho nen moi co nhung dua con roi khong cha lam hai den dat nuoc,

    Trả lờiXóa
  6. Cụ Nguyễn Khuyến nghe lời cụ Khổng từng bảo: "Ẩm thực nam nữ, nhân chi đại dục tồn yên" làm cho tôi nhớ đến một câu của C.Mác đại ý là: những gì thuộc về con người thì không xa lạ đối với tôi. Hoá ra những bộ óc vĩ đại thì thường nghĩ đễn những vấn đề thiết thực nhất của đời sống con người. Quy cho cùng, hai thứ mà con người hướng đến nhất,tranh nhau, đánh nhau, giết nhau cũng vì hai cái đó: Ăn và gái. Chữ Nho nói gọn là Tửu, Sắc...Cho nên nó là vấn đề "nghiêm túc" thật.

    Trả lờiXóa
  7. Bác Diện dạo này bắt đầu "yêu nước" rồi.Đi vào toàn những chủ đề "lề phải" đã được định hướng.

    Trả lờiXóa
  8. Cái này tinh tế chứ không phải kiểu tin cướp giết hiếp. Các bác chưa hiểu được đâu :)
    vote cho bác Diện một phiếu bác Diện một phiếuCái này tinh tế chứ không phải kiểu tin cướp giết hiếp. Các bác chưa hiểu được đâu :)
    vote cho bác Diện một phiếu bác Diện một phiếu

    Trả lờiXóa
  9. Tiên sinh cho mượn sách ,6 năm sau được trả, âu cũng là điều hạnh phúc.Đệ cho bạn mượn sách rồi không thấy tăm sách, cho sư phụ mượn sách rồi không dám đả động đến chuyện sách. Ôi!

    Trả lờiXóa
  10. Đây mới gọi là nghệ thuật vị nhân sinh. Chứ đừng cứ thần thánh hóa quá, thành ảo tưởng và dối trá.

    Trả lờiXóa
  11. Việt Nam đang trở thành vườn nhà của TRung Quốc:

    http://phamvietdao2.blogspot.com/2011/09/viet-nam-ang-tro-thanh-san-nha-cua.html

    Trả lờiXóa
  12. Đồng ý với bác 10:24 gày 11 tháng 9 năm 2011
    --------------------------------------------
    Nhân gian có câu:
    Có sách cho mượn đã là dại
    Mượn được rồi trả lại còn dại hơn!
    Cho nên có sách tốt hơn hết là.... không cho mượn, He he

    Trả lờiXóa
  13. Bài thơ này Nguyễn Khuyến viết để phê phán trò lố bịch, nhố nhăng đoàn sứ bộ Việt Nam sang Pháp trong đó có Nguyễn Báo (bạn cùng học và là thông gia với Nguyễn Khuyến). Nguyễn Báo đã kể cho Nguyễn Khuyến nghe về chuyến đi sứ trong đó có cả tình tiết câu chuyện kia với vẻ rất vui thích và cho NK xem cả ảnh. Bất bình và có thể là cả đau xót trước sự sa đọa của quan lại mà NK đã viết bài thơ trên. Xung quanh câu chuyện này còn có những chi tiết rất thú vị tuy hơi "tục" nhưng mà rất thâm thúy của NK. Đây là những điều tôi đã đọc được trong cuốn NK thơ và đời cũ của bố từ lâu. Cuốn sách hay nên thích và nhớ lâu. Theo tôi, bài thơ nếu đặt vào hoàn cảnh trên thì k có chút nào là "dung tục" hay sex theo nghĩa đen cả.(Chỉ là suy nghĩ của riêng bản thân)

    Trả lờiXóa
  14. Thời buổi này, có sách quí thì xin mở lượng từ bi hỉ xả úp lên mạng cho trăm họ hưởng nhờ, các bác nhề?

    Thói quen dân Á Đông ta là hay giữ riêng các món "gia bảo", giấu nghể... nhà cháu trộm nghĩ không còn hợp thời nữa. và thiệt hại cho cộng đồng. Tất nhiên là vẫn phải tôn trọng cách nào đó bản quyền của các tác giả.

    Trả lờiXóa
  15. Cám ơn bác ẩn danh 23:22 12/9 rất nhiều về những chi tiết bác còn nhớ liên quan đến hoàn cảnh sáng tác bài thơ trên của cụ Nguyễn Khuyến. Nếu sự thực lịch sử quả đúng vậy thì tôi... hi hi, mắc cỡ quá vì những lời tán hươu tán vượn của tôi ở còm trước, đúng là suy diễn và đoán mò!

    Hồi tôi học trung học đệ nhất cấp trước 1975 (tức cấp II hiện nay), chương trình văn học sử dạy lần lượt từng cặp nhà thơ cổ sống tương đối cùng thời với nhau: Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát, Đoàn Thị Điểm và Huyện thanh Quan, Phan Văn Trị và Tôn Thọ Tường... (Hồi đó Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương thì phải lên lớp 11, 12 mới được học). Trong các cặp kể trên, chả hiểu sao tôi luôn "cảm" vị sau hơn là vị trước. Tuổi thiếu niên chỉ có cảm tính vậy thôi chứ chưa biết suy luận gì nhiều. Nhưng riêng cặp Nguyễn Khuyến và Tú Xương thì tôi thích cả hai, rất thích, dù lúc đó tôi nghĩ hai vị này khác nhau một trời một vực. Những bài thơ về mùa Thu của cụ Nguyễn Khuyến đọc cứ như là thơ Tiên hay thơ Thiền ý; trong khi thơ của cụ Tú Xương thì cứ sà sà sát đất, bám chặt vào cõi nhân sinh hồng trần bụi bặm. Giờ đây chứng kiến "quả bom sex made by Nguyễn Khuyến" mà ngẩn cả người chẳng biết hiểu ra sao!

    Khi tới tuổi thanh niên, tôi tự hỏi lý do nào mình không thích cụ Nguyễn Công Trứ, dù vẫn kính phục cụ. Một hôm tôi tình cờ tôi đọc thấy chi tiết này mà tôi cho chính là nguyên cớ: Cụ Nguyễn Công Trứ từng mắng Kiều là "dâm thư". Phải chăng ngay khi còn nhỏ tuổi mình đã cảm nhận là cụ N.C.Trứ quá "nghiêm chỉnh" (xin đừng nói lái, hi hi), khó gần?!

    Trả lờiXóa
  16. Tìm đến SEX để giải trí cũng như khát nước mà uống nước Biển vậy,

    Bế tắc và tuyệt vọng hệt như VN Đàm phán song phương với tàu về biển đảo

    http://vietbao.vn/The-gioi/Sex-va-chinh-tri-Nhung-con-duong-den-voi-binh-dang-gioi/30232042/159/

    Ảnh tân Bộ trưởng quốc phòng Carme Chacon-(Tây ban Nha) lại đang có bầu ở tháng thứ 7

    Trả lờiXóa
  17. Chân Không cư sỹlúc 19:27 22 tháng 9, 2012

    Cái SEX trong thơ của cụ Tam Nguyên còn có trong nhiều bài nữa.
    Như bài "Quãng lội làng Ngang".
    Nhưng sex trong thơ của cụ không bao giờ mang tính khiêu dâm,
    mà cụ chỉ nhân câu chuyện sex này để tỏ lòng yêu nước hoặc chấn chỉnh luân thường.

    Trả lờiXóa
  18. tối nay (22/9/2012 )VTV1đoàn chèo Hà nội diễn vở chèo mình thấy hay ,tuyệt ,tiến sĩ tễu ạ .nó nhân văn hơn tên "chí "làng vũ đại

    Trả lờiXóa