Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

VỀ HƯU, ANH PHAN ĐĂNG LONG TÍNH MỞ LỚP HÁN NÔM


Nguyên Phó Ban Tuyên giáo Hà Nội về hưu
và nỗi lo "cơm áo"

Soha
Hoàng Nguyên - Hoàng Đan 
05/10/2015 09:34
Lời dẫn của BaSam News: Ông cựu Phó ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long không phải lo chuyện nghèo khó, biết đâu Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa thường xuyên hơn để giúp ông quên đi cái nghèo, cái khó, để tri ân ông, cái cách mà ông đã từng giúp dân “quên nghèo“! Còn nhớ, khi là ông quan tuyên giáo, ông Long đã từng phát biểu: “Bắn pháo hoa là phục vụ cho nhu cầu của toàn dân, chứ đâu phải chỉ để phục vụ người giàu. Biết đâu, những người nghèo họ cũng khao khát được xem bắn pháo hoa, những lúc thưởng thức bắn pháo hoa giúp họ quên đi cái nghèo, cái khó“.

Ngoài phát biểu trên, ông Phan Đăng Long còn được người dân “nhớ mãi” qua những phát biểu để đời như “cướp có văn hóa“, khi nói về sự kiện cướp “lộc thánh” tại đền Gióng. Không lâu sau đó, ngài Phó ban Tuyên giáo còn phát biểu “chặt cây không cần phải hỏi dân“, qua vụ Thành phố Hà Nội đề xuất thay thế 6.700 cây xanh. Quả là khi làm quan, ông phó ban tuyên giáo đã thoát khỏi kiếp dân, nên ông đã lấy dân làm gốc… cây! Bây giờ trở lại kiếp làm dân, chắc hẳn ông hiểu thêm cái kiếp khốn nạn, khốn khổ của người dân đen như thế nào!
Một trong những nỗi lo sau khi chính thức về hưu của nguyên Phó ban Tuyên giáo Hà Nội Phan Đăng Long chính lại chính là "cơm áo, gạo tiền" để lo cho gia đình nhỏ.

Những nỗi lo về chính gia đình nhỏ

Nhắc đến ông Phan Đăng Long, nguyên Phó Ban Tuyên giáo thành ủy Hà Nội, người từng nhiều năm chủ trì họp báo của thành ủy, sẽ có không ít những ý kiến khác nhau. Nhưng phần đa đều cho rằng, ông là người thẳng thắn, không ngại chia sẻ.

Khi chúng tôi đến thăm, ông Phan Đăng Long đã nhận quyết định nghỉ hưu và đang thu dọn nốt những xấp giấy tờ, sách báo cuối cùng cho gọn gàng để vào trong hộp.

Vẫn phong cách nhanh nhẹn, giọng nói như ngày nào nhưng sau gần nửa năm không gặp ở các buổi giao ban báo chí của thành ủy, ông Long gầy đi nhiều.

Nhanh tay để xếp gọn đống tài liệu ông cho biết, đang cố dọn xong còn để phòng cho người mới đến làm việc và không để khách chờ lâu, ông tạm dừng để tiếp chúng tôi.

Bên ấm trà còn nóng hổi, ông giữ lối xưng hô "anh em" và đã chia sẻ với chúng tôi rất nhiều điều, nhất là về những lo lắng, công việc sau khi nghỉ hưu.

Như một cuộc hỏi đáp trong buổi giao ban báo chí trước đây, chúng tôi cũng đặt các câu hỏi cho ông.

Chúng tôi hỏi về cảm xúc khi nhận quyết định nghỉ hưu, trên khuôn mặt nguyên Phó ban Tuyên giáo Hà Nội đã không giấu được nỗi buồn...

Ông bộc bạch: “Công việc đã thành nếp quen, người Việt mình thì thường gắn bó với công việc, giờ về nhàn rỗi quá không biết làm gì.

Như ở quê còn có vườn tược, chăn con gà, vịt cho vui còn đây anh ở trên phố, nhà cửa chật hẹp thấy cũng bí bách lắm”.

Theo ông Long, sau khi nghỉ, ông sẽ phải tìm việc để khuây khỏa nhưng cũng là kiếm thêm thu nhập lo cho gia đình.

“Giờ anh đang là Phó chủ tịch hội sử học Hà Nội. Anh Sơn, chủ tịch hội hẹn hò khi nào anh về hưu, anh em thành lập một trung tâm để làm các dịch vụ về gia phả hay tư vấn lịch sử gì đó.

Nhưng anh cũng đang tính sẽ mở lớp Hán Nôm hoặc tham gia tổ chức sự kiện, viết sách, xuất bản...

Ngoài ra, có nơi mời về giảng dạy chính trị nhưng anh cũng đang phân vân vì nói thực mình cũng ngại nhiều người nghĩ về hưu rồi mà còn cố co kéo chỗ nọ chỗ kia", ông Long chia sẻ.

Ông Phan Đăng Long khi còn đương chức trong một buổi chủ trì họp báo.

Thấy ông có vẻ lo nhiều về kinh tế sau khi nghỉ hưu, chúng tôi đặt hỏi, nhiều người làm quan vài năm về không phải suy nghĩ gì đến tiền nong. Anh làm lãnh đạo mấy chục năm rồi mà cũng khó khăn thế ư?

Cứ tưởng rằng, ông sẽ không trả lời nhưng rồi ông cười và tâm sự một cách rất thẳng thắn.

“Anh cũng chẳng giấu gì, anh ở căn nhà của gia đình để lại cho ở phố Hàng Trống, anh lấy vợ muộn, 50 tuổi anh mới lập gia đình.

Con anh còn bé, một đứa năm nay học lớp 5, một đứa học lớp 3”, ông Long nói.

Ông Long cũng thừa nhận, nhiều người khi nghỉ hưu đầy đủ cả còn gia đình ông thì gần như không có tích lũy.

“Anh không có đầu óc kinh tế. Anh bỏ lỡ nhiều cơ hội lắm, thậm chí có những cơ hội có thể giúp anh kiếm được rất nhiều tiền nhưng anh đều bỏ lỡ”, nguyên Phó ban Tuyên giáo Hà Nội bày tỏ.

Lý giải về những phát ngôn "sốc"

Phải công nhận rằng, trong số các quan chức, ông Phan Đăng Long là người nhiệt tình với báo chí. Khi còn làm Phó Giám đốc phụ trách Sở Văn hóa – Thông tin Hà Nội (nay là Sở VH - TT&DL), ông vẫn trực tiếp chủ trì các cuộc họp báo.

Nói về ông Long khi đó, nhiều phóng viên nhớ lại, không một thông tin nào của Sở Văn hóa thời ấy lại không công khai với báo chí và không một câu hỏi phỏng vấn nào lại bị ông Long từ chối trả lời.

Và nhiều người cho rằng, lúc ấy, nếu ông chọn cách sống “khôn” thì phải cực kỳ giữ gìn vì đang thời kỳ “nhạy cảm” – ông đang là Phó Giám đốc Phụ trách Sở và thông thường, ở vào vị trí ấy người ta sẽ phải “kín kẽ” giữ gìn hình ảnh.

Thế nên, chẳng có gì lạ khi ở cương vị Phó ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, trực tiếp chủ trì các cuộc giao ban báo chí định kỳ mỗi tuần, ông Phan Đăng Long vẫn tiếp tục nhiệt tình tới mức anh em báo chí đã hỏi, kiểu gì cũng trả lời.

Chia sẻ lại về những phát ngôn “gây sốc” trước kia, ông Long cho rằng, một số người đã không hiểu hết ý mà ông đã nói.

Ông cho rằng, mình luôn chọn cách trả lời thẳng thắn, đi thẳng vào vấn đề, khác với rất nhiều người khác chọn cách vòng vo, kín kẽ.

“Rất nhiều nhà báo đã đưa trung thực đầy đủ những phát ngôn của tôi trong một ngữ cảnh nào đó thì không gây ra một chuyện hiểu lầm nào, giúp giải tỏa rất nhiều những thông tin của thành phố.

Nhưng không ít nhà báo khi đưa thông tin họ cắt cúp đi tạo nên một nghĩa khác hoàn toàn cho phát ngôn của tôi

Và đây chính là nguyên nhân để ra đời những “phát ngôn ấn tượng” được người ta nêu như là “điển hình” cho phát ngôn của ông Phó ban Tuyên giáo Thành ủy”, ông Long tâm sự.

"Về phát ngôn “cướp có văn hóa” cũng vậy", ông Long kể.

Theo ông Long, khi các nhà báo hỏi về việc cướp lộc ở Hội Gióng, ông có phân tích rất dài về lễ hội trong đó có một ý đại loại là cướp lộc là một tập tục văn hóa ngày xưa, nó có tính ước lệ, là mong muốn có được may mắn...

"Có phê phán là phê phán người đi hội bây giờ vào tranh cướp nhau cướp lấy được chứ ngày xưa là người ta cướp có văn hóa. Thế là về các báo giật tít bảo tôi phát ngôn là: “cướp có văn hóa”", ông Long bùi ngùi.

Giờ đây, ông Long đã nghỉ hưu nhưng hỏi về việc bị báo chí đưa những phát ngôn "sốc" đó thì ông bảo “không giận đâu”.

Và nếu được làm lại ông vẫn chọn cách "nói không vòng vo, đi thẳng vào vấn đề" như những ngày trước.

Ngồi chơi với ông hơn 3 tiếng, lúc ra về, ông tiễn chúng tôi ra tận cổng cơ quan.

Ông bắt tay thật chặt, “cảm ơn anh em đã đến thăm”. Còn chúng tôi, luôn mong ông được mạnh khỏe, vui vẻ với cuộc sống nghỉ hưu.

theo Trí Thức Trẻ
______

Hay quá! Học viện Khoa học xã hội (thuộc Viện Hàn lâm KHXH VN) nên mời anh Phan Đăng Long về làm giáo sư giảng dạy cho Khoa Hán Nôm của học viện !

PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh, Chủ nhiệm Khoa Hán Nôm của Học viện nên có liên lạc sớm với anh Phan Đăng Long để xúc tiến việc mời giảng dạy, kẻo nữa anh lại đi làm việc khác thì lãng phí một nguồn lực chất xám. 

********

Mời chư vị xem lại các bài viết liên quan đến các phát ngôn của anh Phan Đăng Long:

Thứ Ba, ngày 12 tháng 5 năm 2015


THÔI RỒI! ĐẮNG LÒNG TIỄN BIỆT ANH PHAN ĐĂNG LONG



Tiễn anh Đắng Lòng Mạnh Quân Bác Long thôi đã tiêu rồi Nước mây man mác, ngậm ngùi lòng ta Nhớ thuở bác ào ào chém gió Chặt cây xanh, nào phải hỏi dân ? Cướp ấn, cướp lộc đầu xuân, Là "cướp văn hóa", chứ công chuyện gì? Nghề tuyên giáo vô cùng bạc bẽo, Lỡ miệng ra, là vạ đến thân ! Nhưng...
Đọc tiếp...

Thứ Tư, ngày 25 tháng 3 năm 2015


LẠI THÊM MỘT PHÁT NGÔN NGÂY NGÔ CỦA PHÓ BAN TUYÊN GIÁO HN



Ông Phan Đăng Long:  Không lường được tình cảm của dân với cây  VietNamnet24/03/2015 18:21 GMT+7 Hà Nội sẽ báo cáo đầy đủ chi tiết vụ việc cây xanh với Thủ tướng - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Đăng Long cho hay. >> Không xử lý vụ cây xanh kiểu 'hòa cả làng'Các câu hỏi xung quanh việc chặt cây hàng loạt trên...
Đọc tiếp...

6 PHÁT NGÔN "ĐẶC BIỆT" CỦA ÔNG PHAN ĐĂNG LONG



Phong Nguyên (tổng hợp) Báo Giáo dục Việt Nam 23/03/15 06:08(GDVN) - Những phát ngôn gây tranh cãi của ông Phan Đăng Long, Phó ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội không chỉ làm nóng các cuộc họp báo mà còn gây bão dư luận. Dự án tiền tỷ ở Hà Nội và những nhát chém kinh hoàng hạ sát cây xanh8 cây muỗm di sản chết khô: Cây chết, thành phố mới...
Đọc tiếp...

HÀ NỘI HỨA SẼ BÁO CÁO VỤ CHẶT CÂY LÊN THỦ TƯỚNG, BAN BÍ THƯ



Hà Nội sẽ báo cáo vụ chặt cây lên Thủ tướng,Ban Bí thưDương TùngDân Việt17:09 - 24 tháng 3, 2015 Hà Nội sẽ có báo cáo đầy đủ chi tiết đến Thủ tướng và Ban Bí thư về đề án thay thế cây xanh. Thông tin được ông Phan Đăng Long, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết tại cuộc họp giao ban báo chí tại Thành ủy Hà Nội chiều 24.3....
Đọc tiếp...

Thứ Tư, ngày 18 tháng 3 năm 2015


LÃNH ĐẠO HÀ NỘI LẮNG NGHE DÂN THÌ CÓ GÌ LÀ XẤU HẢ?



Hà Nội chặt 6.700 cây xanh: "Lắng nghe dân càng tốt chứ có gì xấu đâu?"Infonet18/03/15 12:36Về việc có nên tham khảo ý kiến người dân trước khi Hà Nội chặt cây xanh, bà Bùi Thị An cho rằng: "Làm điều đó càng tốt chứ có gì xấu đâu? Tôi tin đồng chí Chủ tịch Thành phố sẽ lắng nghe dân". Chủ trương chặt hạ cây xanh ở Hà Nội đang nhận...
Đọc tiếp...

Tuyên giáo Hà Nội: CHẶT CÂY XANH THÌ KHÔNG CẦN PHẢI HỎI DÂN !



'Chặt cây xanh Hà Nội không phải hỏi dân'VietNamnet17/03/2015 21:00 GMT+7 Theo Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Đăng Long, việc chặt cây để thay thế cây khác ở Hà Nội do cơ quan quản lý quyết định, không cần thiết phải hỏi ý kiến người dân. Trao đổi bên lề cuộc giao ban báo chí Thành ủy chiều 17/3, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Đăng...
Đọc tiếp...

Thứ Tư, ngày 04 tháng 3 năm 2015


Ban Tuyên giáo Thành ủy HN: CƯỚP Ở ĐÂY LÀ CƯỚP CÓ VĂN HÓA!



“Cướp” lộc ở lễ hội Đền Gióng là cướp có văn hóa! Báo Người lao động 03/03/2015 20:04 (NLĐO)- Chiều 3-3, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long cho rằng tục cướp lộc ở Đền Gióng là "cướp có văn hóa", và việc báo chí đăng những hình ảnh hỗn loạn từ các lễ hội năm trước gây hiểu nhầm trong dư luận.    Ông...
Đọc tiếp...

Thứ Năm, ngày 29 tháng 1 năm 2015


CHẾT CƯỜI VỚI ÔNG PHÓ BAN TUYÊN GIÁO THÀNH ỦY HÀ NỘI !



Chơi để quên đi nghèo khóNguyễn Văn Tuấn 28-01-2015Thỉnh thoảng các quan chức tuyên giáo cũng có vài câu nói đáng chú ý. Ví dụ như trả lời câu hỏi về bắn pháo bông có lãng phí quá chăng, một vị quan chức tuyên giáo Hà Nội nói rằng bắn pháo bông là một cách phục vụ cho toàn dân chứ không phải chỉ cho người giàu có. Còn đối với người...
Đọc tiếp...

Thứ Ba, ngày 19 tháng 8 năm 2014


HỌP BÁO CHIỀU 19.8, PHÓ BAN TUYÊN GIÁO THÀNH ỦY HN ỨNG XỬ KÉM CỎI QUÁ!



'Nóng' tại cuộc họp báo về vụ chùa Bồ Đề  và Phó Ban tổ chức quận ủy bị bắt Một Thế Giới - 15:05 19-08-2014 Tại cuộc họp báo Ông Phan Đăng Long đã nổi cáu và yêu cầu một phóng viên ra ngoài  vì dám chen ngang lời ông. Buổi họp báo do ông Phan Đăng Long - phó Ban Tuyên giáo thành ủy Hà Nội chủ trì. Các...
Đọc tiếp...



14 nhận xét :

  1. Tôi tham mưu cho ông Long nhé: Mỗi khi gặp khó khăn vì lo cái ăn, ông nên dắt díu toang gia đi xem pháo hoa. Ít ra gia đình ông cũng không đói trong vài ngày. Về lâu dài ông nên đến chợ Hôm-Đức Viên giao giảng về chủ nghĩ Mác và CNXH cho bà con tiểu thương biết thế nào là thời kỳ quá độ, ít ra cũng được vài chục ngàn. Thế thôi lo dần dần ông ạ

    Trả lờiXóa
  2. Mời chú Tễu phối hợp với anh PĐL mở lớp Hán Nôm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chưa thấy ý Tễu , nhưng tớ đoán Tễu vái 3 vái xong lặn mất tăm. Hi, hi...

      Xóa
  3. Rả vờ cả đấy các bác ợ. Thật thà là cha quỷ quái mà.
    Tiền quan tham cất tận Thụy sĩ làm sao các bác biết?
    Chắc vài hôm lại "lao động thúi móng tay" à quên "dạy hán nôm long cả óc" để mua biệt thự ý mà.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không, tôi nghĩ bọn tuyên ráo thì chẳng có gì mấy đâu , hơn dân thường tí chút của cải thôi . Tôi cũng có ông chú họ làm tuyên ráo tôi biết . Cánh Tuyên ráo so với cánh chính quyền thì thật là "kẻ ăn không hết , người lần chẳng ra" . Thế nên mới có chuyện đấu đá nhau giữa 2 phe : " trâu buộc ghét trâu ăn" là vậy! Nhưng mà...bỏ nghề tuyên ráo thì biết làm nghề dề...?

      Xóa
  4. Có biết bao người mong cái sổ lương hưu như ô. Phan đăng Long mà không có ! Ở Tp HCM người già 80 được NN chiếu cố cho tiền già 380 ngàn / tháng ( mới nâng lên đấy ) vẫn sống đến chết . Ai biết hưởng cái mình hiện có thì sẽ sống lâu . Sống lâu biết lắm chuyện đời , nhất là chuyện như đời ô. Long ! Chúc ông về hưu vui vẻ , lâu lâu bạn bè mời đánh bữa thịt cầy tơ . Thú vị lắm !

    Trả lờiXóa
  5. “cướp có văn hóa“? Sao lão này không biết nói chuẩn hơn? VD: “văn hóa giấu trong vỏ bọc cướp giả bộ“,

    Trả lờiXóa
  6. Kịch khéo thía. Riêng hồi làm Phó văn hoá chuyên mảng liên quan nc ngoài mỗi tháng làm hơn trăm củ mịa nó rồi

    Trả lờiXóa
  7. Lo gì, Long? Bí quá thì đi bán vé số, thu nhập nghề này cũng cao đấy!

    Trả lờiXóa
  8. Thế là anh Tễu có đồng sự rồi nhỉ?
    (U75)

    Trả lờiXóa
  9. Xin ông Long cho tôi ghi danh trước tiên vào lớp Hán Nôm của ông. Tôi vốn dốt về Hán Nôm nên muốn học cho đỡ dốt, nhưng cho tôi ghi danh học hàm thụ thôi vì ở xa .Hy vọng ghi danh đầu tiên sẽ được ông chiếu cố ưu tiên cho một v ài tiêu chuẩn .
    Mong ông thông báo rộng rãi cho nhiều người biết ngày khai giảng lớp Hán Nôm của ông.
    Trân trọng kính chào ông .

    Trả lờiXóa
  10. Xin chúc mừng Anh Phan Đăng Long trở về làm người chân chính ! Thưa Anh, tôi cũng kẻ say mê lý luận và tuyên truyền chính trị theo Chủ thuyết Mác-Lê, và cũng đã bị khiển trách là đọc lắm sách báo quá ( hơn mười loại, toàn sách báo của phe ta thời bao cấp; của Nga Xô; của Trung Cộng đều có cả )dễ nhìn hận ra những vấn đề sai trái , chi bộ cần phải giáo dục . Nay, xin chia sẻ cùng Anh, có ở trong lòng của Tuyên giáo mới biết nó như thế nào !!! Nay, một lần nữa xin chúc mừng Anh đã trở về Cội Nguồn Văn Hóa Của Dân Tộc : Mở lớp dạy Hán Nôm. Chúc Anh thành công
    Xin cảm ơn Tiến sĩ Hán-Nôm Nguyễn Xuân Diện !

    Trả lờiXóa
  11. Hán Nôm đòi hỏi các học giả đấy. Ăn nói lôm côm như ông này đừng nên xía vào. Tôi thật sự can ông vì sự tốt cho xã hội.

    Trả lờiXóa
  12. Có 2 loại người mà ta KHÔNG NÊN TRI KỈ : đó là công an và nhà báo ! Khi vui chén chú , chén anh ; khi buồn , trở mặt lạnh tanh , đánh ngầm !

    Trả lờiXóa