Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012

JB. Nguyễn Hữu Vinh: TIẾNG KÊU CỨU GIỮA ĐÊM VÀ VỤ CƯỚP GIỮA BAN NGÀY

Tiếng kêu cứu giữa đêm của phụ nữ, trẻ em và cướp giật khủng bố giữa ban ngày

JB. Nguyễn Hữu Vinh

Nửa đêm 23/3, nhận được các thông tin kêu cứu của chị Trần Thị Nga, một phụ nữ với đứa con nhỏ mà mình vẫn thường thấy trong một số cuộc biểu tình yêu nước chống Trung Quốc xâm lược: “Các anh ơi, nhà em bị rào kín và họ đang dọa giết mẹ con em”. Cả đêm qua, theo dõi trên mạng thấy tình hình của mẹ con nhà này được cập nhật, những thông tin cho thấy những điều không thể nào tin nổi ở một xã hội luôn được xác định là có “nhà nước pháp quyền”. Ở xã hội đó bên cạnh chính quyền, đảng bộ, công an, còn có vô khối các đoàn thể ăn theo và lĩnh lương từ ngân sách nhà nước, tức là từ đồng tiền thuế của nhân dân để tạo nên những bộ máy công kềnh trên lưng người dân như Hội phu nữ, Ủy ban bảo vệ chăm sóc trẻ em… và ở tất cả những cơ quan đó luôn luôn kêu gào rằng: “Vì nhân dân phục vụ”.


Cháu Phú, 2 tuổi sợ hãi nép vào bức tường nhìn chúng tôi ngơ ngác
Đọc tiếp...

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA: THẾ NÀO LÀ "NGHIÊN CỨU KHOA HỌC"?

Hoàng Sa–Trường Sa: Thế nào là “nghiên cứu khoa học”? 

 Nguyễn Văn Tuấn

Câu hỏi tưởng đơn giản và sơ đẳng, nhưng lại rất liên quan và mang tính thời sự ở Việt Nam, nhất là vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa. Câu hỏi có phần khó khăn hơn trong lĩnh vực khoa học xã hội và sử học. Người viết bài này dĩ nhiên là “dân ngoại đạo” hai ngành đó, nhưng cũng muốn có vài ý kiến xuất phát từ quan điểm của khoa học thực nghiệm.

Dư luận xôn xao sau bài nói chuyện của Gs Ts Nguyễn Quang Ngọc về “Vấn đề Chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa”. Có ý kiến cho rằng đó không phải là “nghiên cứu khoa học”, mà chỉ là cóp nhặt những tư liệu lịch sử và trình bày lại cho một cử toạ gồm những người quan tâm đến vấn đề. Trước đó (18/6/2011) Gs Ngọc còn có một bài viết trên Tuần Việt Nam với tựa đề “Bằng chứng lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa” nhưng với câu kết như sau:

Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa là một trong những trang đẹp nhất, bi hùng nhất của lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam ta, mà bất cứ người Việt Nam chân chính nào cũng cần phải biết trân trọng và gìn giữ, không chỉ cho hôm nay, mà còn cho muôn đời sau.”

Có người xem đó là một bài “nghiên cứu khoa học” để phản bác lại những người cho rằng những gì Gs Ngọc trình bày không phải là “nghiên cứu”. Tôi nghĩ để biết đó có phải là nghiên cứu khoa học hay không, chúng ta cần phải xem qua nội dung buổi thuyết trình. Tôi thu thập vài slides của giáo sư Ngọc từ trang web Bảo tàng nhân học và trình bày lại trong một pdf kèm theo dưới đây. Bạn đọc có thể theo dõi và tự trả lời xem đó có phải là “nghiên cứu khoa học”.

Trong khi bạn đọc tìm câu trả lời cho riêng mình, tôi sẽ trình bày có vài ý kiến về định nghĩa nghiên cứu khoa học. Là người từ ngoài ngành nhìn vào khoa học xã hội, tôi nghĩ có lẽ cần phải phân biệt giữa hai việc (cũng có thể xem là khái niệm): khảo cứunghiên cứu khoa học. Phân biệt hai việc làm này cũng có thể có ích trong việc xác định những gì giáo sư Ngọc trình bày là khoa học hay không khoa học.

Khảo cứu (research) bao gồm những việc làm như thu thập dữ liệu, thông tin để hình thành tri thức. Hiểu theo nghĩa này, đọc một bài báo, một cuốn sách, xem một bản tin trên đài truyền hình, nghe tin tức từ đài phát thanh, thậm chí truy tìm trên internet có thể xem là khảo cứu. Những khảo cứu dưới dạng này có thể xếp vào lĩnh vực mà chúng ta hay gọi là tổng quan (review). Ở Úc, học sinh tiểu học và trung học phải làm khảo cứu trong chương trình học của họ. Học sinh từ lớp 4 hoặc 5 đã được huấn luyện cách thu thập thông tin từ internet, báo chí, sách vở để báo cáo và hình thành một ý tưởng về một vấn đề nào đó, như vấn đề môi sinh, kinh tế, gia đình, v.v.

Nghiên cứu khoa học (scientific research hay scientific study) khác với khảo cứu. Khác ở chữ khoa học. Theo quan điểm chung được nhiều người chấp nhận, nghiên cứu khoa học là qui trình thực hiện một thí nghiệm có phương pháp để kiểm định một hay nhiều giả thuyết, hoặc để nhằm tìm câu trả lời cho những câu hỏi chuyên biệt. Dĩ nhiên, “thí nghiệm” ở đây phải hiểu rộng hơn trong khoa học xã hội. Hai từ quan trọng trong định nghĩa này là có phương pháp giả thuyết. Nghiên cứu khoa học phải dựa vào phương pháp khoa học (scientific method). Chính phương pháp khoa học phân biệt một nghiên cứu khoa học thật với một nghiên cứu khoa học dỏm (pseudo scientific research).


Đọc tiếp...

PHIM VỀ TS NGUYỄN NHÃ - "MỘT ĐỜI NGHIÊN CỨU HOÀNG SA" ĐOẠT GIẢI

Phim về học giả Hoàng Sa được giải

 

Một phim tài liệu cũ, từng bị gạt đi vì biến cố ngư dân Việt bị bắn chết năm 2005, được trao giải Cánh diều Bạc.

Phim Một đời nghiên cứu Hoàng Sa (kịch bản và đạo diễn: Phạm Xuân Nghị) nói về thành quả nghiên cứu hơn 30 năm của nhà sử học Nguyễn Nhã tại TP. HCM.
Tại lễ trao giải của Hội Điện ảnh Việt Nam hôm 17/3, phim được trao Cánh diều Bạc ở hạng mục Phim tài liệu truyền hình.

Đáng chú ý, phim này đã hoàn thành và được mang đi dự thi ở một vài liên hoan trong nước năm 2005, nhưng bị bỏ qua vì lý do "nhạy cảm".

Khi đó, vào ngày 8/1/2005, tám ngư dân thuộc tỉnh Thanh Hóa bị cảnh sát biển Trung Quốc bắn chết khi đang đánh cá tại vịnh Bắc Bộ.

Tám người khác bị bắt và đưa về đảo Hải Nam một thời gian trước một phiên tòa ở Hải Nam thả họ.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc khi đó nói các ngư dân Việt Nam là ''cướp biển'' và rằng vụ việc là trường hợp "ăn cướp có vũ trang nghiêm trọng trên biển”.
Việt Nam phản bác rằng "việc tàu Trung Quốc bắn chết chín ngư dân Việt Nam và làm bị thương nhiều người khác, gây thiệt hại đến tài sản và ngư cụ của ngư dân Việt Nam là nghiêm trọng".

Trước những căng thẳng ngoại giao vì biến cố này, phim Một đời nghiên cứu Hoàng Sa tưởng như bị rơi vào quên lãng.

Phim nói về nhà sử học Nguyễn Nhã, từng chủ trương tập san Sử Địa ra mắt năm 1966 ở Sài Gòn.

Số cuối cùng của tập san này, ra mắt đầu năm 1975, là một Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa.

Kể từ ngày đó, ông Nguyễn Nhã vẫn tiếp tục nghiên cứu, thu thập bằng chứng lịch sử với mục đích chứng tỏ Hoàng Sa là của Việt Nam.

Phim của đạo diễn Phạm Xuân Nghị được làm không lâu sau khi ông Nguyễn Nhã nhận luận án tiến sĩ lịch sử năm 2003 với chủ đề về Hoàng Sa.

Bộ phim được giới thiệu là "tài liệu giáo khoa lịch sử bằng hình ảnh cụ thể, sinh động".

Sự liên quan giữa biến cố 2005 và tác động đến phim này hoàn toàn không được truyền thông trong nước nhắc đến.

Dẫu vậy, việc trao giải thưởng muộn cho tác phẩm dường như cho thấy sự thay đổi trong thái độ của giới chức.

Những ngày đầu tháng Ba năm nay chứng kiến khẩu chiến giữa Việt Nam và Trung Quốc quanh tranh chấp ở quần đảo Hoàng Sa.

Nguồn: BBC Tiếng Việt.

Mời chư vị xem phim "Một đời nghiên cứu Hoàng Sa" 
- Phim tài liệu toàn tập về TS Nguyễn Nhã:



Hình ảnh Tiến sĩ Nguyễn Nhã trong buổi thuyết trình tại Hà Nội
(buổi thuyết trình đã bị công an quấy rối)







Xem thêm về buổi thuyết trình này tại đâytại đây nữa.
Đọc tiếp...

TIN NÓNG: TÀU TRUNG QUỐC XÂM NHẬP TRÁI PHÉP VỊNH NHA TRANG

Tàu Trung Quốc xâm nhập trái phép vịnh Nha Trang

Chiều 24-3, đại tá Hồ Văn Truyền, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Khánh Hòa cho biết:

Sáng cùng ngày, cơ quan chức năng Biên phòng Khánh Hòa đã tiến hành kiểm tra hành chính, bước đầu xác định 2 tàu Trung Quốc bị phát hiện hoạt động trái phép ở vịnh Nha Trang vào tối 23-3 gồm Cha Le 01 và Cha Le 58, do các ông Zhang Jiang Ming (54 tuổi) và Zeng Wang Yuan (53 tuổi) làm thuyền trưởng.

Tàu Trung Quốc neo trái phép ở Đầm Bấy

Các thành viên thuyền bộ đều có visa nhập cảnh ViệtNamtheo đường bộ, qua các của khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) và Mộc Bài (Tây Ninh).

Đọc tiếp...